Ngọt thơm Nhãn lồng Phố Hiến



Nhãn lồng được trồng trên đất Phố Hiến, nằm bên tả sông Hồng là vùng đất nổi tiếng văn minh đô hội “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”; nơi đây Nhãn lồng Hưng Yên có từ lâu đời, di tích để lại là cây nhãn tổ, tuổi thọ khoảng 400 trăm năm ở trước cổng chùa Hiến

Bên cạnh cây lúa, nhãn là cây ăn quả đặc sản và là cây có diện tích lớn nhất trong các loại cây ăn quả của thành phố Hưng Yên; doanh thu từ cây nhãn là khá lớn trong tỷ trọng nông nghiệp (chiếm khoảng 20-25% giá trị sản xuất nông nghiệp). Nhãn lồng Phố Hiến là giống nhãn đặc sản, với câu thành ngữ “Nhãn lồng bổ ngập dao phay” có hương thơm vị đượm, hạt nhỏ, cùi dầy, múi không bị vỡ nước, có hương vị đặc trưng của vùng tiểu khí hậu. Nhãn lồng được trồng trên đất Phố Hiến, nằm bên tả sông Hồng là vùng đất nổi tiếng văn minh đô hội “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”; nơi đây Nhãn lồng Hưng Yên có từ lâu đời, di tích để lại là cây nhãn tổ, tuổi thọ khoảng 400 trăm năm ở trước cổng chùa Hiến.

Tại Phố Hiến có nhiều giống nhãn khác nhau, dựa vào mầu sắc, độ ngọt, kích cỡ quả, hương vị của nhãn, mà nhân dân và các nhà khoa học đặt tên các giống nhãn. Nhãn Hưng Yên còn được bóc vỏ sấy khô gọi là long nhãn, dễ bảo quản, là vị thuốc, làm vỏ bọc ngoài hạt sen để nấu chè “long nhãn hạt sen” có hương thơm của chè, bột sắn, của nhãn, của hạt sen, đó là đặc sản của Hưng Yên.

 

– Năm Minh mạng thứ 18 (năm 1831) Quan lại ở Hưng Yên đã mang nhãn vào Kinh đô để tiến Vua, từ đó có tên gọi là “Nhãn tiến Vua”.

– Hiện nay tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh Hưng Yên khoảng trên 10.000 ha; nhãn là cây ăn quả chủ lực, chiếm khoảng trên 7.000 ha; riêng thành phố Hưng Yên diện tích đất nông nghiệp là 2.229 ha; trong đó: đất trồng nhãn khoảng 500 ha, tập trung ở các phường, xã: Hồng Nam, Quảng Châu, Hồng Châu, Lam Sơn.

– Sản lượng nhãn toàn tỉnh Hưng Yên trung bình hàng năm từ 23.000-25.000 tấn (năm 2011 được mùa sản lượng nhãn đạt khoảng 50.000 tấn), riêng sản lượng nhãn thành phố Hưng Yên trung bình hàng năm 4.500-5.300 tấn.

Các hoạt động quảng bá đặc sản Việt Nam đã và đang diễn ra tại địa phương

– Từ khi tái lập tỉnh Hưng Yên (01/01/1997) Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các cấp, các ngành có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực thúc đẩy sự phát triển của cây nhãn thông qua các dực án, đề tài nghiên cứu khoa học.

– Năm 1999 Tỉnh Hưng Yên được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận 11 cây nhãn đầu dòng quốc gia, trong đó có 02 giống phát triển mạnh là PHT 99 -1.1 và PHM 99 – 1.1.

– Năm 2007 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam tổ chức bình tuyển lựa chọn được 10 cây đạt tiêu chuẩn đầu dòng, đại diện cho 3 trà: chín sớm, chính vụ và chín muộn.

– Năm 2009 tiếp tục bình tuyển trà nhãn chín sớm và công nhận 3 cây đầu dòng, 7 cây đủ tiêu chuẩn nhân giống.

– Năm 2005 tỉnh đã thành lập Hội nhãn lồng tỉnh Hưng Yên. Năm 2006 nhãn lồng Hưng yên đã được Cục sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và công Nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể mang số hiệu VN 4 – 0074642 theo Quyết định số: 8572/QĐ -SHTT, ngày 24/8/2006 Slogam là ” Nhãn lồng Hưng Yên, hương vị tiến Vua”. Tháng 08/ 2006 được sự giúp đỡ của chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ( GTZ) đã thành lập được HTX nhãn lồng Hồng Nam; Năm 2008 thành lập thêm 02 HTX nhãn lồng Mai Vinh và Nhãn lồng Khoái Châu.

– Tỉnh, thành phố Hưng Yên tổ chức bình tuyển, lựa chọn những cây nhãn đầu dòng, những cây đủ tiêu chuẩn làm giống, tổ chức các buổi hội chợ xúc tiến thương mại về nhãn lồng Phố Hiến, thành lập HTX tiêu thụ nhãn lồng Phố Hiến, xuất khẩu nhãn quả tươi sang Cộng hòa liên bang Đức, đều được quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt những thông tin và hình ảnh về những việc nói trên được phát trên kênh truyền hình VTV4 để khán giả biết về nhãn lồng Phố Hiến.

– Năm 2008 tỉnh và thành phố Hưng Yên tham gia buổi Hội thảo do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức tại tỉnh Vĩnh Phúc: nhãn lồng Phố Hiến, vải thiều Thanh Hà – Hải Dương, Bưởi diễn, quýt đường canh được xếp vào TOP cây ăn quả đặc sản nổi tiếng ở khu vực phía Bắc được bảo tồn đa dạng sinh học Nông nghiệp – Việt Nam.

Những hoạt quảng bá trên đã giúp khán giả thập phương biết về nhãn lồng Phố Hiến, đã có nhiều khách đến tham quan và thưởng thức hương vị của nhãn.

(Trích bài tham luận của ông Đỗ Xuân Tuyên – Tỉnh ủy viên – Chủ tịch UBND TP. Hưng Yên)

Chưa có bình luận nào

Tin khác đã đăng