Nghề nhãn ở Thái Lan



Cây nhãn được nhập vào Thái Lan từ Trung Quốc năm 1896. Các nhà vườn trồng nhãn Thái Lan đã nghiên cứu, lai tạo được một số giống nhãn phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương như giống nhãn Biew Kiew, Sri Chompoo, Phetsakon v.v..

Hiện nay diện tích trồng nhãn ở Thái Lan khoảng 85.000 ha, ở các tỉnh Lamphun, Chiang Mai, Chiang Rai, Nan, Phra Yao, Lampang, Phrae và Chnthaburi, trong đó khu vực Chiang Mai , Lamphun và xung quanh chiếm tới 90%. Năm 2004, sản lượng nhãn ở Thái Lan đạt 650.000 tấn. Số dân sinh sống bằng nghề trồng nhãn là 230.000 người, với 150.000 nhà vườn có diện tích trung bình 1,25 ha. Có 6.000 đầu mối thu hoạch nhãn sử dụng tới 70.000 lao động trong mùa thu hoạch, 1.500 thương lái, 6.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ tham gia việc sấy nhãn với năng suất trung bình 6 tấn / tháng ; 30 doanh nghiệp sấy nhãn cỡ vừa và 10 – 15 doanh nghiệp lớn do các nhà xuất khầu điều hành.

Trong tổng sản lượng nhãn của Thái Lan, 65-70% được sấy khô, 30% được tiêu thụ quả tươi trong mùa nhãn từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, còn 2-3% được làm lạnh, đóng hộp , chế biến thành xi rô và nước trái cây. Nhãn là hàng xuất khẩu hàng đầu ở khu vực phía Bắc Thái Lan, chiếm 32% sản lượng, chủ yếu xuất cho Trung Quốc, Hồng Kong và Indonesia. Trong số xuất khẩu, nhãn tươi chiếm 58%, nhãn khô 36% , còn lại là đồ hộp và nhãn đông lạnh. Thái lan là nước xuất khẩu nhãn lớn nhất thế giới, chiếm 60- 80 % thị phần nhãn xuất khẩu của thế giới.

Diễu hành trong lễ hội nhãn

Thu hoạch nhãn

ThaiGAP áp dụng cho cây nhãn : được ban hành theo Tiêu chuẩn Nông nghiệp Thai TAS 1000-2003 ( cập nhật năm 2008 ) của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã. Nội dung ThaiGAP áp dụng cho cây nhãn bao gồm:

a) Phạm vi áp dụng
b) Định nghĩa
c) Những yêu cầu và phương pháp kiểm tra : Nguồn nước, khu vực trồng, sử dụng thuốc trừ sâu, quản lý sạch sâu bệnh, xử lý khi thu hoạch và sau thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm trong vườn, ghi chép.
d)Những khuyến cáo về ThaiGAP áp dụng cho cây nhãn : Vệ sinh vườn, thiết bị và dụng cụ, quản lý đầu vào, quản lý các công đoạn sản xuất, quản lý thu hoạch và sau thu hoạch trong vườn, phân loại sản phẩm, lưu trữ hồ sơ ghi chép
d) Các biểu mẫu đăng ký chủ vườn, mẫu ghi chép kết quả phân tích đất và nước, mẫu ghi chép danh mục các đầu vào, mẫu ghi chép về số liệu phân bón và các hóa chất để kích thích tăng trưởng, mẩu ghi chép số liệu kiểm tra sâu bệnh trên sản phẩm trước khi thu hoạch, mẫu ghi chép thu hoạch và đóng gói quả nhãn,v.v…

Tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm nhãn :
a) Tiêu chuẩn quả nhãn tươi : TAS 1-2003
b) Tiêu chuẩn cùi nhãn khô để chế biến tiếp: TAS 9- 2006
c) Tiêu chuẩn quả nhãn khô : TAS 10 – 2006

Nội dung tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhãn của Thái Lan có các quy định sau đây:
– Phạm vi áp dụng
– Định nghĩa
– Chất lượng: Tổng quan, Yêu cầu hóa chất Phân loại ( Extra, I,II,III )
– Kích cỡ , 4 loại ( 1,2,3,4 )
– Đóng gói
– Các chất nhiễm bẩn
– Dư lượng thuốc trừ sâu
– Vệ sinh
– Nhãn hiệu hàng hóa
– Lấy mẫu
– Phân tích

Lễ hội nhãn hàng năm tại Lamphun từ 8/8 đến 14/8/2017 :

– Diễu hành từ chùa Wat Phra That Haripunchai tới sân vận động của thành phố
– Các nhà vườn và doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nhãn dựng sạp bán sản phẩm, đồ giải khát, thực phẩm trong khuôn viên sân vận động bán cho khách hàng và khách du lịch, có các điểm thông tin tra cứu tư liệu về các nhà vườn và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
– Các tối trong lễ hội có biểu diễn văn nghệ, giải trí do các đoàn văn công của các trường học địa phương từ 8 giờ tối , có biểu diễn đèn laser và pháo hoa

Các thành phần tham gia nghề nhãn ở Thái Lan:
– 150.000 nhà vườn
– 6.000 người thu mua ( thu hoạch)
– 1.500 thương nhân bán nhãn tươi
– 5.000 cơ sở sấy nhãn
– 5 nhà máy đóng hộp, cấp đông và sấy long nhãn
– 5 nhà máy sản xuất nước ép nhãn
– 1.500 thương lái trung gian, hợp tác xã
– 20 nhà bán buôn nhãn tươi, 9 nhà bán buôn nhãn khô, nhãn chế biến
– 20 doanh nghiệp xuất khẩu nhãn tươi, 9 doanh nghiệp xuất khẩu long nhãn , nhãn sấy, nhãn chế biến
– 30.000 cửa hàng bán lẻ
– Các cơ quan quản lý : Bộ Nông nghiệp và HTX, chính quyền địa phương, các bộ và cơ quan quản lý khác
– Các hiệp hội: Hội trồng nhãn, Hội HTX nông nghiệp
– Các trường đại học : CMU, MJU, BAAC
– Người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng nước ngoài
– Các công nghiệp hỗ trợ :5 nhà cung cấp thiết bị trồng trọt, 660 nhà cung cấp hóa chất ( phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất… ) , phòng thí nghiệm – nghiên cứu phát triển ( phục vụ trồng trọt, chế biến, phân phối, thương mại ) , phân loại, xông SO2, bao bì, kho lạnh, nhà kho, phương tiện vận chuyển…

Biên soạn : Bỳ Văn Tứ – Hội Nhãn lồng Hưng Yên

Tài liệu tham khảo:

– Longan Strategy , Thailand , Mar 2006

– Thai Agricutural Standards  

– Longans festival at Lamphun 2017

Chưa có bình luận nào

Tin khác đã đăng