Nghề nhãn ở Trung Quốc



Theo tài liệu lịch sử của Trung Quốc , Hoàng đế nhà Hán ( năm 200 trước công nguyên) đã ra lệnh trồng nhãn trong vườn thượng uyển ở hoàng cung, nhưng nó không sống được. Sau đó khoảng 400 năm, những cây nhãn phát triển ở Phúc Kiến, Quảng Đông.

Ngày nay, nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Vân Nam. Hải Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, và Triết Giang… Tổng diện tích các vườn nhãn ở Trung Quốc năm 2010 là 389.773 ha với sản lượng 1, 283 triệu tấn, chiếm 60 – 70% sản lượng nhãn toàn cầu.Tại Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến, diện tích trồng nhãn chiếm 13-20% diện tích cây ăn quả của những vùng này.
Có khoảng 400 giống nhãn ở Trung Quốc , trong đó nhãn sớm chiếm 14%, nhãn chính vụ 68% và nhãn muộn 18%. Một số giống nổi tiếng ở các địa phương : tại Phúc Kiến có giống nhãn Fuyan, Wulongling, Songfenben và Lidongben; tại Quảng Đông có giống nhãn Shixia và Chuliang; tại Quảng Tây có giống nhãn Dawuyuan và Guangyuan…

Từ năm 2001, nhiều nhà vườn trồng nhãn ở Trung Quốc áp dụng phương pháp kích thích nhãn ra hoa trái vụ bằng Clorat Kali. Ở đảo Hải Nam, nhãn trái vụ được áp dụng phổ biến trên các giống nhãn Sonfengben, Shixia và Sijimi .

Báo cáo của tác giả Dongliang Qiu , Đại học Nông Lâm Phúc Kiến cho biết, việc thử nghiệm bón phân tối ưu trên mỗi cây nhãn kg loại NPK 1:0,4:0,9 và chất hoạt tính 12g Na2B4O7 và 12g Mg2SO4 làm tăng năng suất, chất lượng cao hơn, quả nhãn to hơn, tỉ lệ cùi cao hơn, và hàm lượng đường hòa tan cao hơn. Những thử nghiệm khác bón Canxi, Canxi Oxit, thạch cao, hoặc phun axit boric, sulphat kẽm cũng làm tăng năng suất và chất lượng. Ngoài ra việc kích thích nhãn ra hoa trái vụ bằng KClO3 được áp dụng thành công và phổ biến ở đảo Hải Nam trên các giống nhãn Sonfengben, Shxia, Sijimi hơn là các nơi khác. Kỹ thuật bao bọc quả nhãn trên cây cũng làm tăng chất lượn, kéo dài thời gian tàng trữ và vận chuyển nhãn tươi.

Nhãn tươi và long nhãn, nhãn khô, nhãn hộp là những sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa, lượng xuất khẩu không lớn. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhãn tươi và các sản phẩm nhãn chế biến lớn nhất thế giới. Long nhãn là vị thuốc Bắc được sữ dụng rất phổ biến trong các bài thuốc Đông y của Trung Quốc.

Biên soạn : Bỳ Văn Tứ
Hội Nhãn lồng Hưng Yên

 

Tài liệu tham khảo : 

– Longan Production and Research in China. Dongliang Qiu . Fujian Agriculture and Forestry University

– Thông tin trên Internet

Chưa có bình luận nào

Tin khác đã đăng